Trong kỳ họp thứ 17 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc (LHQ) vào tháng 9/2015, các nhà lãnh đạo đến từ 193 quốc gia đã cùng cam kết: Xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn trong 15 năm tới. Lãnh đạo các quốc gia nhất trí thực hiện 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), được xác định bởi 169 mục tiêu cụ thể và 232 chỉ tiêu. Tập trung giải quyết các thách thức chính hiện nay, đó là tình trạng nghèo và bất bình đẳng, nạn đói và bệnh tật, bạo lực, môi trường và biến đổi khí hậu phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế, đảm bảo mọi người dân được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030
17 Mục tiêu Phát triển bền vững của thế giới cho giai đoạn 2015 – 2030 được tóm tắt như sau:
1. Xóa nghèo dưới mọi hình thức ở mọi nơi
Hỗ trợ đẩy mạnh đầu tư vào các hoạt động xóa đói giảm nghèo bằng các hệ thống bảo trợ xã hội, cung cấp cá nguồn lực, phương tiện, chính sách ho các nước đang phát triển, kém phá triển.
2. Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, phát triển nông nghiệp bền vững.
Xóa đói và đảm bảo quyền tiếp cận thức ăn an toàn, dinh dưỡng.
Đến năm 2030 tăng gấp đôi năng suất nông nghiệp và thu nhập của các nhà sản xuất thực phẩm. Đến năm 2020 duy trì sự đa dạng di truyền của giống, cây trồng, vật nuôi và các loài động vật hoang dã.
Tăng cường đầu tư, bao gồm cả thông qua tăng cường hợp tác quốc tế, cơ sở hạ tầng. Hạn chế các biến động lớn tới giá thực phẩm
3. Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi.Giảm tỷ lệ tử vong.
Chấm dứt dịch bệnh.
Tăng cường phòng chống và điều trị lạm dụng chất gây nghiện, bao gồm lạm dụng thuốc gây nghiện và sử dụng rượu. dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phá triển dịch vụ y tế.
4. Đảm bảo giáo dục chất lượng, rộng mở và công bằng và nâng cao cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
Bình đẳng với các loại hình giáo dục chất lượng, đắc biệt là trẻ em, người khuyết tật và người nhạy cảm về giới.
Tăng tỷ lệ % thanh thiếu niên và người trưởng thành được đào tạo nghề,
Tăng cường tỷ lệ % số lượng học bổng đại học
5. Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái.
Chấm dứt các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ và trẻ em gái
Loại bỏ tất cả các hình thức bạo lực đối với tất cả phụ nữ và trẻ em oại bỏ tất cả các tập quán có hại
Bảo sự tham gia đầy đủ đầy đủ và có hiệu quả của phụ nữ và cơ hội bình đẳng trong lãnh đạo.
6. Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nguồn nước và cải thiện các điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người.
Tất cả mọi người được tiếp cận một cách phổ cập và công bằng với nguồn nước uống an toàn và nằm trong khả năng chi trả, cải thiện chất lượng nước, quả lý bền vững tài nguyên nước.
7. Đảm bảo việc tiếp cận năng lượng với giá cả hợp lý, tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người.
Tiếp cận phổ cập tới các dịch vụ năng lượng, tăng đáng kể tỷ lệ năng lượng tái tạ, nghiên cứu và công nghệ năng lượng sạch.
8. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, việc làm đầy đủ và năng suất và công việc tốt cho tất cả mọi người.
Nền kinh tế đạt được năng suất cao, tăng trưởng kinh tế gây hủy hoại môi trường
Đảm bảo việc làm và chấm dứt các hình thức bóc lột sức lao động.
Thúc đẩy du lịch bền vững, hỗ trợ thương mại toàn cầu
9. Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa rộng mở và bền vững, khuyến khích đổi mới.
Phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bộ, thúc đẩy công nghiệp hóa toàn diện và bền vững
Tăng cường nghiên cứu khoa học, nâng cấp năng lực công nghệ trong các ngành công nghiệp
10. Giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia.
Thúc đẩy hòa nhập kinh tế, chính trị, xã hội tới tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác, giới tính, khuyết tật, chủng tộc, sắc tộc, nguồn gốc, tôn giáo, kinh tế hoặc các trạng thái khác
11. Xây dựng các đô thị và các khu dân cư mở cửa cho tất cả mọi người, an toàn, vững chắc và bền vững.
Đảm bảo khả năng tiếp cận nhà ở và dịch vụ cơ bản phù hợp, an toàn và trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người.
Tăng cường quá trình đô thị hóa bền vững và nâng cao năng lực tham gia, lên kế hoạch, quản lý.
Bảo vệ và bảo tồn các di sản văn hóa và thiên nhiên
12. Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững.
Quản lý bền vững và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên quản lý môi trường đối với các hóa chất và các chất thải.
Giảm đáng kể phát sinh chất thải thông qua phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng hát triển tăng cường năng lực khoa học và công nghệ hướng tới mô hình bền vững trong tiêu dùng và sản xuất.
13. Có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó.
Tăng cường khả năng phục hồi và khả năng thích ứng với các hiểm họa từ khí hậu và thiên tai
thích ứng, cảnh báo sớm và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.
14. Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững.
Ngăn chặn và làm giảm đáng kể tất cả các loại ô nhiễm biển,
Quản lý bền vững và bảo vệ hệ sinh thái biển và ven biển để hạn chế một cách đáng kể các tác động tiêu cự giảm thiểu và giải quyết các tác động của việc axit hóa đại dương.
Bảo tồn ít nhất 10 phần trăm của các vùng biển và ven biển.
15. Bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất đa dạng sinh học.
Đảm bảo bảo tồn, khôi phục và sử dụng bền vững các hệ sinh thái nước.
Quản lý bền vững tất cả các loại rừng, chống sa mạc hóa, khôi phục đất bị suy thoái, bảo tồn các hệ sinh thái núi.
Đưa ra các biện pháp để ngăn chặn sự xâm nhập.
16. Thúc đẩy xã hội hòa bình và rộng mở cho phát triển bền vững, mang công bằng đến với tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và rộng mở ở tất cả các cấp.
Giảm đáng kể tất cả các hình thức bạo lực và tỷ lệ tử vong.
Chấm dứt lạm dụng, bóc lột, buôn bán và tất cả các hình thức bạo lực và tra tấn đối với trẻ em.
Bảo đảm tiếp cận bình đẳng về công lý cho tất cả mọi người
Giảm đáng kể tham nhũng và hối lộ húc đẩy và thực thi pháp luật và chính sách không phân biệt đối xử để phát triển bền vững
17. Đẩy mạnh cách thức thực hiện và đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững.
Tăng cường, tài chính, công nghệ, xây dựng, năng lực thương mại và các vấn đề hệ thống
Một số văn quản liên quan.
Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (Quyết định số 622/QĐ-TTg, ngày 10/5/2017)
Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 (Quyết định số 681/QĐ-TTg, ngày 04/6/2019)
Nghị quyết Về phát triển bền vững (Nghị quyết số 136/NQ-CP, ngày 25/9/2020)
Báo cáo quốc gia năm 2020: Tiến độ 5 năm thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1055/QĐ-TTg, ngày 20/7/2020)
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 (Quyết định số 1658/QĐ-TTg, ngày 01/10/2021)
Chúng ta bắt đầu thấy tầm quan trọng của việc lựa chọn môi trường một cách cực kỳ cẩn thận, bởi vì môi trường là mảnh đất nuôi dưỡng tinh thần, nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng cho tâm trí chúng ta.