Kiểm nghiệm thực phẩm là một hình thức kiểm soát chất lượng thực phẩm. Nhằm đảm bảo uy tín của nhà sản xuất cũng như quyền lợi của người tiêu dùng, Bộ Y Tế đã và đang có những biện pháp xiết chặt quản lý an toàn thực phẩm. Theo đó, thủ tục Công bố chất lượng sản phẩm được quy định tại Thông tư 19/2012/TT-BYT yêu cầu kèm theo mỗi hồ sơ công bố doanh nghiệp phải đính kèm phiếu kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng và kế hoạch giám sát định kỳ hay nói cách khác là doanh nghiệp sẽ phải thực hiện kiểm nghiệm định kỳ đối với các chỉ tiêu đã công bố đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tại sao phải kiểm nghiệm?
- Kiểm nghiệm thực phẩm có vai trò vô cùng quan trọng. Kiểm nghiệm thực phẩm là việc bắt buộc trong quá trình sản xuất.
- Kiểm nghiệm nguyên liệu để đánh giá nguyên liệu đầu vào có đạt chỉ tiêu chất lượng không.
- Kiểm nghiệm thành phẩm và bán thành phẩm nhằm khẳng định phương pháp sản xuất đã đạt tối ưu và đạt an toàn thực phẩm.
- Ngoài ra kết quả kiểm nghiệm cũng thể hiện đặc điểm nổi trội của sản phẩm.
- Trước khi tiến hành công bố nguyễn liệu thực phẩm, thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm sản xuất trong nước đều phải tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ.
Kiểm nghiệm những gì?
Khi kiểm nghiệm thực phẩm, thông thường sẽ tiến hành kiểm nghiệm các nhóm chỉ tiêu sau. Những chỉ tiêu khác nhau có thể khác nhau, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm.
- Phân tích thành phần dinh dưỡng
- Kiểm nghiệm kim loại nặng độc hại
- Kiểm nghiệm sữa và các sản phẩm từ sữa
- Kiểm nghiệm thực phẩm nhập khẩu
- Kiểm nghiệm đồ uống có cồn
- Kiểm nghiệm ngũ cốc
- Kiểm nghiệm bánh mứt tết
- Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
- Kiểm nghiệm dư lượng thuốc thú ý và chất kháng sinh
- Kiểm nghiệm bao bì thực phẩm
- Kiểm nghiệm dầu ăn
- Kiểm nghiệm chất lượng thịt tươi
- Kiểm nghiệm mật ong
- Kiểm nghiệm chất ô nhiễm hữu cơ
- Phân tích độc tố vi nấm
- Kiểm nghiệm thực phẩm chức năng
- Đánh giá chất lượng nông sản
- Kiểm nghiệm chất lượng phụ gia thực phẩm
- Kiểm nghiệm bánh trung thu
- Kiểm nghiệm Vi sinh
- Kiểm nghiệm Vitamins
- Kiểm nghiệm nước
- Kiểm nghiệm thực phẩm đóng hộp
- Đánh giá hiệu quả của hệ thống máy tiệt trùng
- Kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi
Ngoài ra, còn cần kiểm nghiệm chất lượng bao bì hoặc các chỉ tiêu theo qui định cho một số loại sản phẩm, nền mẫu riêng biệt.
Kiểm nghiệm thực phẩm mang đến giá trị gì?
- Kiểm nghiệm để đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Kiểm nghiệm để hiệu chỉnh chất lượng sản phẩm.
- Kiểm nghiệm để kiểm tra thành phần.
- Kiểm nghiệm để xác định tính an toàn.
- Kiểm nghiệm để công bố chất lượng sản phẩm lưu thông ra thị trường theo luật định.
- Kiểm nghiệm thực phẩm để kiểm tra và giám sát định kỳ…
Những sản phẩm bắt buộc kiểm nghiệm:
- Thực phẩm bao gói sẵn : bánh kẹo, xúc xích, nước ngọt…
- Thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng…
- Phụ gia, nguyên liệu hỗ trợ chế biến thực phẩm…
Kiểm nghiệm khi nào?
Kiểm nghiệm trong quá trình sản xuất
- Kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào: để có một sản phẩm tốt lưu thông ra thị trường yếu tố nguyên liệu đầu vào là cực kỳ quan trọng nó góp phần chính để tạo ra một sản phẩm chất lượng nên việc kiểm nghiệm nguyên liệu đầu vào là việc làm cần thiết để kiểm soát sản phẩm.
- Kiểm nghiệm thành phẩm: là một doanh nghiệp sản xuất ngoài việc kiểm nghiệm để đảm bao chất lượng doanh nghiệp cần phải chú ý đến việc kiểm nghiệm để công bố lưu thông ra thị trường vậy nên bước kiểm tra này là rất cần thiết và bắt buộc.
- Ngoài ra căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá đúng và điều khiển sản xuất theo hướng đã định, phát hiện những sai sót về sử dụng nguyên liệu, quy trình, thao tác, tìm ra nguyên nhân để khắc phục kịp thời.
- Việc kiểm định còn giúp doanh nghiệp tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, điều chỉnh, tối ưu hóa quy trình sản xuất để đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.
Kiểm nghiệm sản phẩm nhập khẩu
Hàng hóa thực phẩm muốn nhập khẩu và lưu thông ra thị trường thì bắt buộc phải công bố chất lượng sản phẩm theo Luật an toàn thực phẩm số 51/2001/QH10 do Quốc Hội ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2010. Để công bố chất lượng sản phẩm theo đúng quy định thì trước tiên, doanh nghiệp phải mang mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng trước khi công bố.
Kiểm nghiệm ở đâu?
Phòng kiểm nghiệm đạt yêu cầu phải là phòng kiểm nghiệm độc lập được cơ quan công nhận và có chứng nhận VILAS và ISO 17025.